Hiện nay, bệnh truyền nhiễm Đau mắt đỏ đã quay trở lại và gây thành các ổ dịch trong cộng đồng của chúng ta. Đau mắt đỏ thường do virus thường gây lên, 80% là do Adenovirus. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…).
Hình ảnh bệnh Đau mắt đỏ
Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi. Người bệnh bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đặc trưng như: mắt đỏ, cộm chói, mi mắt bị sưng, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ khi bội nhiễm, kết mạc phù nề, có nhú, có giả mạc, thậm chí mờ mắt. Ngoài ra người bệnh bị đau mắt đỏ có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sốt viêm đường hô hấp trên…
Đau mắt đỏ kèm theo nguyên nhân và triệu chứng khác
Đau mắt đỏ là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng không mong muốn như: Mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có giả mạc, xuất huyết dưới kết mạc, đôi khi hình thành viêm loét trên giác mạc… ảnh hưởng đến thị lực, sinh hoạt hằng ngày. Loét giác mạc có thể gây sẹo trên giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn.
Bệnh có thể phòng được và nhanh khỏi hơn khi mỗi người có kiến thức cơ bản về bệnh.
Một thể lực tốt khi chúng ta có chế độ ăn và luyện tập khoa học cũng có thể giúp chúng ta phòng và nhanh khỏi bệnh hơn nếu mắc .
Dinh dưỡng và luyện tập khoa học
Tóm lại, đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan cho cộng đồng khi nhiễm Andenovirus. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu cần đi lại nên mang khẩu trang, đeo kính râm để mắt bớt bị chói và bảo vệ mắt.