Kính thưa các thầy cô giáo!
Cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác ( 19/5/1890-19/5/2020) thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: Bác về của nhà văn Sơn Tùng được nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2005. Sách dày 194 trang: khổ 13x19 cm.
Các em học sinh thân mến!
Đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nhắc đến hai tiếng thiêng liêng "Bác Hồ" thì có lẽ không ai không xúc động, bồi hồi, lòng dâng trào những cảm xúc khó tả. Thứ cảm xúc ấy giống như mạch nước ngầm thẩm thấu chân thành đến tận cùng những tâm hồn xa lạ.
Bác Hồ - Vị cha già vô vàn kính yêu của chúng ta cả cuộc đời là một sự cống hiến, hi sinh cho dân tộc, cho sự nghiệp cách mạng. Người không chỉ khai sinh ra một nước Việt Nam tự do, độc lập mà còn là chiến sỹ kiên cường của cách mạng thế giới, là một danh nhân văn hóa. Chính vì thế Bác luôn là hình mẫu lý tưởng trong việc hình thành nhân cách và lý tưởng cách mạng của mỗi người dân Việt Nam và cũng là hình mẫu cho nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật giá trị. Cũng như bao nhà văn, nhà thơ khác, tác giả Sơn Tùng đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết "Bác về" với hai nhân vật chính là bà Nguyễn Thị Thanh người chị gái Bác Hồ và Bác Hồ. Một cuốn cuốn tiểu thuyết dành cho nhiều thế hệ độc giả, từ khi ra đời cho đến nay cuốn sách đã đón nhận nhiều tình cảm của độc giả ở mọi lứa tuổi, ở mọi vị trí xã hội không phân biệt sang hèn.
Cuốn sách tác giả chia làm 3 chương:
- Chương I: Chị em đoàn tụ
- Chương II: Cuộc gặp gỡ định mệnh
- Chương III: Bác về
Lật giở cuốn sách độc giả đã có một niềm cảm xúc sâu lắng dưng dưng đến rơi lệ, khi nghĩ về một vị lãnh tụ, suốt bao nhiêu năm bôn ba tìm kiếm tự do cho dân tộc. Nay trở về bận tới trăm công nghìn việc, lo cho dân, cho nước, mặc dù trong lòng nhớ quê hương, nhớ người thân ruột thịt đến da riết nhưng chưa thể về thăm. Nơi quê nhà người chị gái giờ đã trở thành một bà cụ già nua, gày guộc tối ngày chỉ biết làm bạn với “ông bình vôi” một kỷ vật của Cụ Hoàng Thị Loan thân sinh ra Bác Hồ để lại. Dẫu biết rằng tuổi già cô quạnh, nhưng Cụ Thanh (chị gái Bác Hồ) vẫn quyết không làm vướng bận Bác dù ai có khuyên thế nào thì cụ vẫn giữ quan điểm: không để Bác phải mang tiếng là một vị lãnh tụ: “ Thượng vị gia hạ vị dân” và cụ giải thích rằng: “ Tấm gương trong mà không siêng lau chùi để bụi bám bẩn sẽ hoen ố. Một người đã có được trăm điều hay mà phạm phải một điều dở thì thói đời chỉ thấy cái dở che khuất những điều hay của người đó…”.
Các em thân mến! với cách viết theo kiểu kể chuyện khiến cho độc giả như nhìn thấy rõ hơn hình ảnh người chị của một vị lãnh tụ: nhưng giản dị mộc mạc. Hình ảnh một cụ già tay sách cái lồng vịt đi thăm em trai mình là chủ tịch một đất nước, khiến chúng ta cảm thấy xúc động đến nghẹn ngào. Rồi cảnh hai chị em Bác đoàn tụ, một cuộc đoàn tụ rất đời thường khiến độc giả không thể hình dung nổi đấy là cuộc đoàn tụ của một vị lãnh tụ với chị gái mình sau bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể, tìm đường cứu nước.