1, Ra đề
theo thông tư 22 có 4 mức độ.
Mức 1: Nhận
biết (nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học).
Mức 2: Thông
hiểu (có khả năng trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của riêng
mình).
Mức 3: Vận
dụng ( có khả năng vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề quen thuộc tương
tự trong bài học vào cuộc sống).
Mức 4: Phản
hồi và phát triển (có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong cuộc
sống, xã hội hoặc đưa ra nhưng phản hồi hợp lí trong cuộc sống một cách linh
hoạt.)
2, Các
bước để xây dựng đề kiểm tra.
Gồm có 6
bước:
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá
Bước 2: Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng
Bước 3: Soạn câu hỏi
Bước 4: Dự kiến đáp án
Bước 5: Dự kiến điểm
Bước 6: Xem lại đề
3, Các
bước cơ bản để thiết kế ma trận đề
Bước 1: Liệt kê các nội dung chủ đề, mạch kiến thức.
Bước 2: Viết các chuẩn kiến thức kĩ năng vào bảng
Bước 3: Quyết định phân phối tỷ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội
dung).
Bước 4: Tính tổng số điểm, số câu
Bước 5: Rà soát lại ma trận và chỉnh sửa
4, Một số
lưu ý khi ra đề đối với môn Toán
a.Đề kiểm
tra định kì
+ Cấu trúc: Phần TNKQ: khoảng 35%
nội dung đề kiểm tra.
Phần tự luận:
khoảng 65% nội dung đề.
+ Số lượng câu hỏi: Khoảng 20 bài.
b.Phân
chia tỉ lệ theo 5 mạch kiến thức:
+ Mạch số học và thống kê: Khoảng 50% đề.
+ Mạch đại lượng: khoảng 10% đề
+ Mạch hình học: khoảng 10% đề
+ Mạch giải toán: khoảng 20% đề
+ Đánh giá năng lực của học sinh: khoảng 10%
c.Phân hóa
trình độ học sinh:
+ Học sinh trung bình: tối đa đạt 7 điểm
+ Học sinh khá: tối đa đạt 9 điểm
+ Dành 1 điểm phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu toán.
Một
số hình ảnh giáo viên Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều tập huấn
ra đề kiểm tra định kì.
Giáo viên thực hành ra đề kiểm tra