1-12- ngày cả thế giới tham gia hưởng ứng phong trào phòng tránh HIV/AIDS. Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống căn bệnh thế kỷ này. Tuy nhiên tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều nước vẫn còn những quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS... Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử tiếp tục là nguyên nhân hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS cũng như là những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động ... đã được pháp luật các quốc gia quy định.
“Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV” là một trong những công tác quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Teacher/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg?w=900)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](/UploadImages/thvuxuanthieu/admin/Y tế/HIV/Picture2.jpg?w=900)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](/UploadImages/thvuxuanthieu/admin/Y tế/HIV/Picture3.jpg?w=900)
Tờ rơi tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS tại nhà trường
|
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, nhưng những hành động này vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi với biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](/UploadImages/thvuxuanthieu/admin/Y%20t%E1%BA%BF/HIV/Picture4.jpg?w=900)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Teacher/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image006.jpg?w=900)
Bạn Nguyễn Phương Thảo lớp 5A2 đọc bài tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong giờ sinh hoạt dưới cờ
|
Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm công tác phát hiện và ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh trong cộng đồng gặp nhiều khó khăn.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](/UploadImages/thvuxuanthieu/admin/Y%20t%E1%BA%BF/HIV/Picture5.jpg?w=900)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Teacher/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image008.jpg?w=900)
Khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS nhà trường tuyên truyền tới cộng đồng
|
Bên cạnh đó, sự kỳ thị với người nhiễm HIV còn làm chúng ta bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV- họ vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV bị tách biệt, không làm việc, không được chăm sóc và như vậy họ có thể chết sớm do không được chăm sóc để lại vợ, con, bố mẹ già làm tăng tác động của HIV/AIDS đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều người nhiễm HIV là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên hành động xa lánh, thái độ kỳ thị với người nhiễm H đã làm mất đi một lực lượng tuyên truyền viên trong công tác phòng, chống AIDS. Để thực hiện có hiệu quả hơn trong công tác phối hợp với cộng đồng phòng chống HIV/AIDS, mỗi chúng ta cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để phòng bệnh cho mình và người thân.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Teacher/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image010.jpg?w=900)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](/UploadImages/thvuxuanthieu/admin/Y%20t%E1%BA%BF/HIV/Picture6.jpg?w=900)
Các bạn học sinh lớp 3A1 tìm hiểu thông tin về bệnh HIV/AIDS
|
Tuyên truyền tới học sinh, tới CMHS và cộng đồng trong công tác phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân . Hãy chung tay xây dựng một xã hội giàu lòng nhân đạo và công bằng cho tất cả mọi người .