TRƯỜNG TIỂU HỌC VŨ XUÂN THIỀU
Bài tuyên truyền tháng 3- 2018
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Trong những năm gần đây, công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em được quan tâm nhiều hơn, song tình trạng tai nạn thương tích đối với trẻ em vẫn chưa giảm, có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Trẻ em bị tai nạn thương tích thực sự đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nó đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo thống kê trong những năm qua một số nguy cơ TNTT như đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng…có chiều hướng gia tăng và đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên.
Bài tuyên truyền PCTNTT
Để từng bước hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do TNTT, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh TNTT để bảo vệ cho bản thân .
Có hai nhóm TNTT lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định.
-Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý,(cố ý) của người bị TNTT hay của cả những người khác( tự tử, bạo lực, giết người…)
-Tai nạn thương tích không chủ định: Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác ( ở trẻ thường bị: súc vật cắn, bỏng, tai nạn giao thông, điện giật, ngã, ngộ độc, đuối nước…)
Để phòng tránh tại nạn thương tích gây ra mỗi chúng ta đều cần trang bị cho mình một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích như sau:
- Phòng ngã:
+ Không chạy nhảy, đùa nghịch trên cầu thang; không gây gổ đánh nhau; không trèo lan can, không trèo nên bàn ghế- đặc biệt là các bạn ở bán trú…..
Tranh gấp tuyên truyền ở phòng y tế
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực hiện tốt luật giao thông: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện; thực hiện có văn hóa khi tham gia giao thông, không chơi ở gần nơi có phương tiện giao thông qua lại…
+ Không tụ tập trước cổng trường khi vừa tan học…..
Tranh gấp tuyên truyền ở phòng y tế
- Phòng tránh bỏng:
+ Không ở gần các nguồn gây bỏng: nước sôi, lửa, hơi nóng, hơi lạnh….
Tranh gấp tuyên truyền ở phòng y tế
- Phòng tránh đuối nước:
+ Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn…
Tranh gấp tuyên truyền ở phòng y tế
- Phòng tránh điện giật:
+ Không nghịch ổ hay các thiết bị có điện.
Tranh gấp tuyên truyền ở phòng y tế
+ Phải ăn thức ăn chín, uống chín. Không ăn quà vặt, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….
+ Không ở trong phòng kín có đốt than tổ ong, có mùi khí gas
+ Sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ và có sự giám sát của người lớn.
Tranh gấp tuyên truyền ở phòng y tế
Phòng bao giờ cũng là biện pháp tốt nhất, nhưng để có kiến thức sâu hơn về công tác PCTNTT mỗi CBGVNV, HS có thể tham khảo các phương pháp sơ cấp cứu ban đầu trước một số tai nạn thường gặp ở phòng y tế trường
Phác đồ sơ cấp cứu ban đầu tại trường học
Với những kiến thức vừa được truyền tải, mỗi chúng ta hãy tự tìm hiểu môi trường xung quanh để phát hiện ra những nguy cơ có thể gây TNTT cho mình và có thể phòng tránh chúng bảo vệ chính mình được an toàn.