Bộ Y tế đã nghiên cứu đưa ra quy
chuẩn kỹ thuật rất khắt khe đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng (sữa học đường).
Những quy chuẩn này quy định chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối
với các sản phẩm sữa dạng lỏng (sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi
nguyên chất tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc có bổ
sung chất béo thực vật.
Chương trình sẽ được thực hiện đúng
tinh thần của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn
2030 ban hành theo quy Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng
Chính phủ với mục tiêu trọng tâm là cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em,
giảm suy dinh dưỡng thấp còi góp phần nâng cao tầm vóc của trẻ em Việt Nam.
Để chương trình được tiến hành tại
trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều, Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai tới giáo
viên để giáo viên tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh học sinh giúp học sinh và
cha mẹ học sinh hiểu biết được tầm quan trọng của nguồn dinh dưỡng từ sữa và tầm
quan trọng của dinh dưỡng học đường, trong đó có sữa học đường…
Một bài học thực tế được bà Vũ Thị
Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Việt Nam đưa ra trong Hội thảo
là tại Nhật Bản tầm vóc trẻ em được cải thiện vượt bậc nhờ vào việc đưa sữa vào
chương trình bữa ăn học đường Quốc gia. Theo đó, dù trẻ em được ăn đầy đủ thịt
cá vẫn phải uống sữa mỗi ngày.
Đơn
vị trúng thầu là công ti sữa Vinamilk là, sản phẩm cung cấp là sữa tươi tiệt
trùng có đường hoặc không đường, dung tích 180ml, sản xuất hoàn toàn tại Việt
Nam. Sản phẩm của Vinamilk đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các
sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT, đáp ứng quyết định số 5450/QĐ-BYT của
Bộ y tế đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, đáp ứng
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-186:2017/BNNPTNT về Sữa tươi nguyên liệu,
đáp ứng các chỉ tiêu khác căn cứ theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016
của Thủ tướng Chính phủ và các khuyến nghị về dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng
quốc gia. Sản phẩm sẽ có logo Sữa học đường và không bán thương mại ngoài thị
trường.
Theo nội
dung Đề án Sữa học đường giai đoạn 2018 - 2020 đã được UBND TP. Hà Nội phê
duyệt, giá mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung
cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%. Ðối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo
và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách sẽ được ngân sách
nhà nước hỗ trợ 50% và doanh nghiệp hỗ trợ 50%, phụ huynh không phải đóng tiền.
Bắt đầu từ tháng
1/ 2019, học sinh đăng kí sữa học đường được uống sữa tại lớp vào trước giờ ra
chơi.
Sau khi uống
xong, học sinh sẽ gấp vỏ hộp sữa để thu gom