Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung và của các nhà trường nói riêng. Chính vì vậy trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều luôn quan tâm hàng đầu đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh ăn bán trú tại trường.
Vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khoẻ và cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệc là vệ sinh an toàn tại trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều.
+ Ban giám hiệu luôn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên vào các bữa ăn hằng ngày của học sinh.
+ Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.
+ Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc
+ Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn theo mùa và phù hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân.
+ Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn.
Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan.
- Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm:
+ Vệ sinh cá nhân đối với học sinh rửa tay trước và sau ăn.
+ Vệ sinh khu vực chế biến thức ăn và khu vực ăn của học sinh luôn sạch sẽ.
+ Vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín)
+ Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa sạch.
- Nhà trường luôn kiểm soát quá trình chế biến thực phẩm.
- Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng với nhà bếp nấu ăn
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày.
- Phương pháp đánh giá sức khoẻ qua biểu đồ tăng trưởng của từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
Các biện pháp thực hiện thường xuyên theo định kỳ và hằng ngày:
* Biện pháp 1: Lên thực đơn các bữa ăn cho học sinh đủ và cân đối về dinh dưỡng.
* Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên,nhân viên, phụ huynh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Biện pháp 3: Ký cam kết hợp đồng với nhà nấu ăn: thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn .
* Biện pháp 4: Phối hợp với y tế
* Biện pháp 5: Kiểm tra thực phẩm, quá trình chế biến thực phẩm.
* Biện pháp 6: Lưu mẫu thức ăn sau khi chế biến
* Biện pháp 7: Vệ sinh môi trường
- Nguồn nước
- Xử lý chất thải
- Mục đích của nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều là giúp học sinh khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở học sinh tính tò mò ham hiểu biết…Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh qua từng bữa ăn đảm bảo về ATTP để giúp học sinh có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về mọi mặt và những công việc ấy theo chúng ta đi suốt những năm tháng trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh của trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều.